Đã cập nhật Giỏ Hàng thành công!!!
hat giong ot kieng lun   biquinho do  capsicum chinense

Hạt Giống Ớt Kiểng Lùn - Biquinho Đỏ (Capsicum chinense)

Ớt Kiểng Lùn - Biquinho Đỏ (Capsicum chinense) còn được gọi là ớt Mỏ Nhọn ở Brazil, cho quả ớt nhỏ màu đỏ (khi chín) 3cm, cay ít và chua nhẹ nhàng, ăn sống hay nấu đều ngon, nhưng thường được người bản xứ ngâm chua để ăn. Quả chín từ xanh sang đỏ. Ớt Chuông còn gọi là Ớt Ngọt, tiếng Anh là Pepper, tên La Tinh: Capsicum, thuộc họ Cà, có nguồn gốc từ Mexico. Ớt Chuông Đỏ là thực phẩm có độ đọng dinh dưỡng đạt 41.26/100 điểm cao hơn 20% so với Súp Lơ Xanh; 100 gr Ớt Chuông chứa 173% nhu cầu hàng ngày Vitamin C, 39% B6, giúp cho hoạt động thần kinh trí não hiệu quả và chống mệt mỏi; ngoài ra còn chứa lượng vừa phải 6 - 9% nhu cầu hàng ngày của: Vitamin A, Sắt, Mangan, Kali. Đối với những loại Ớt Chuông cay, chất Capsaicin làm nên tính cay và được dùng để làm thuốc giảm đau. Nông dân nước ngoài trồng Ớt cay để chống lại voi phá hoại mùa màng.A24
Xem thêm

Mã sản phẩm: Cap023-KL| C2

1015:

1015:

  Gói Số lượng Giá T.Trạng
1Gr 170 Hạt - + 65.000đ Còn
5Gr 850 Hạt - + 200.000đ Còn
50Gr 8500 Hạt - + 1.800.000đ Còn
Thông tin về Hạt Giống Ớt Kiểng Lùn - Biquinho Đỏ (Capsicum chinense)
HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY ỚT NGỌT
Ớt ngọt sống khỏe ở đất thoát nước tốt, giàu hữu cơ, ở pH 6.5. Nên bón nhiều photpho và canxi để cho kết quả tốt nhất. 
1. GIEO HẠT:
1.1 VẬT LIỆU GIEO HẠT
• Giá thể: xơ dừa hoặc đất sạch chuyên dùng cho vườn ươm được sử dụng gieo hạt • Vỉ sốp 84 lỗ • Hạt giống

1.2 QUY TRÌNH GIEO HẠT
Cho giá thể vào vỉ xốp, nén vừa tay (không nén quá chặt hoặc quá lỏng) sao cho mặt trên của giá thể cách vỉ xốp khoảng 0.5 cm, kiểm tra độ ẩm của giá thể trước khi cho vào vỉ
Tiến hành gieo hạt sao cho hạt giống không nằm quá sâu hoặc quá cạn so với bề mặt của vỉ xốp, gieo hạt vào giữa lỗ của vỉ xốp và đặt hạt nằm ngang, mỗi lỗ một hạt.
Sau khi hoàn tất gieo hạt, tất cả các vỉ được mang đi ủ. Trong giai đoạn này, cần cung cấp cho hạt có một môi trường ổn định, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và gió cũng như các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài để đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm tối ưu.
Không tưới phân hay thuốc bảo vệ thực vật trong giai đoạn nảy mầm của cây.

1.3 THEO DÕI & CHĂM SÓC
• Sau khi hạt đã nẩy mầm, mang vỉ xốp ra bàn ươm. 
• Kiểm tra cây giống hằng ngày 
• Tùy thuộc vào độ khô của giá thể mà đưa ra quyết định tưới cho phù hợp. Lưu ý, không sử dụng cường độ dòng tưới quá mạnh để tránh tình trạng giá thể bị xói mòn và hư hại cây. 
• Từ lúc hạt nảy mầm đến giai đoạn có lá mầm, chỉ tưới bằng nước sạch. 
• Giai đoạn cây có lá thật (lá thật khoảng 1 cm): Bắt đầu tưới phân với Ec=1.2 mS/cm và pH=5-6. Những ngày tưới tiếp theo Ec tăng 0.2 và tối đa Ec=2.5 mS/cm. 
• Lưu ý: Không sử dụng nước để tưới cho cây con khi đã bắt đầu tưới phân

ĐIỀU KIỆN CÂY GIỐNG
Cây giống phát triển đồng đều, không bị ngộ độc, không bị rối loạn sinh lý, rễ nhiều và trắng ở đầu rễ.

2. CHUẨN BỊ TÚI GIÁ THỂ
2.1 GIÁ THỂ CHƯA QUA SỬ DỤNG
• Loại giá thể: nên sử dụng loại giá thể xơ dừa đã qua xử lý hoặc chưa xử lý. Đối với giá thể chưa qua xử lý thì cần xử lý chát và mặn trước khi trồng. 
• Loại túi nilong nên được chọn sử dụng là loại túi trồng có màu trắng bên ngoài và màu đen bên trong, nên chọn loại túi trồng chưa đục lỗ. 
• Giá thể có thể được xử lý chát trước khi đóng vào túi trồng hoặc đóng vào túi trồng rồi xử lý.

• Đối với giá thể chưa được xử lý, sau khi được trộn đúng tỉ lệ, đóng vào túi trồng với thể tích 12 lít/túi (2 cây/túi trồng). 
• Xếp túi trồng ra ngoài theo đúng khoảng cách mật độ trồng của từng loại cây trồng (mật độ riêng cho ớt chuông). 
• Pha phân bón calcium liều lượng: 5kg/m3 giá thể vào bồn nước lớn, sau đó tưới dung dịch vào giá thể đến khi nào giá thể ướt đẫm và nhút hết bề mặt giá thể. Ngâm giá thể khoảng 48-55 giờ. 
• Tưới rửa giá thể bằng nước lọc cho đến khi EC giá thể nhỏ hơn 0.5 mS (đảo kim tưới thường xuyên trong 1 túi trồng để giá thể được rửa sạch đồng đều trong 1 túi trồng).

2.2 GIÁ THỂ CŨ ĐÃ QUA SỬ DỤNG
• Giá thể trồng ở vụ trước, được để khô sau khi đã kết thúc vụ trước, cắt gốc và rễ cọc của cây vụ trước. 
• Loại bỏ những túi trồng đã bị virus hoặc vi khuẩn ở vụ trước. 
• Tưới nước lọc và rửa giá thể; xử lý các mầm bệnh có thể có trong giá thể cũ. Bổ sung thêm chỉ dừa đã qua xử lý vào túi trồng nếu như giá thể trong túi có tỉ lệ mùn quá nhiều 
• Pha dung dịch phân bón theo công thức phân bón của mỗi loại cây trồng để tưới khi trước khi trồng hoặc trồng cây.

3. TRỒNG CÂY
• Mật độ: 4 cây/m2 • Thời gian trồng: Trồng cây vào lúc chiều mát

3. BÓN PHÂN & TƯỚI
3.1 SỬ DỤNG PHÂN BÓN
Chương trình phân cho dưa lưới tương ứng với bồn A & bồn B. Phân bón phải được pha trong 2 bồn khác nhau, với thể tích mỗi bồn là 200 lít. 
Bồn A:  Ca(NO3)2 :16.5kg; KNO3: 4kg; FE 6% 280g;
Bồn B:  KH2 PO4 3.4kg; MgSO4: 7kg;  KNO3 6.2kg; KSO4 0.8kg; MnSO4: 30g;  ZnSO4: 26g; Borax: 55g; CuSO4: 6g; NaMo: 2.4g;

Lưu ý cách tưới
Tưới Calcinitratelà bước xử lý xơ dừa cho giá thể xơ dừa dùng lần đầu tiên. Nếu dùng xơ dừa đã xử lý thì không cần thực hiện bước này. Lượng nước tưới nêu trên là lượng dự đoán, nên thay đổi theo thời tiết tại khu vực áp dụng. EC và lượng nước tưới được điều chỉnh theo thực tế lượng nước thất thoát như yêu cầu. % lượng nước thất thoát được đo sau mỗi lần tưới. cách tính % nước thất thoát: % thất thoát = (tổng lượng nước ra khỏi túi/ tổng lượng nước tưới) x 100. Việc tưới phân với EC =1.0-1.5mS vào giá thể trước khi trồng là bước quan trọng để tạo phân nền cho cây ngay sau khi chuyển từ vườn ươm vào túi trồng. Khi thực hiện bước này, a ngày sau khi trồng, cây sẽ ra rễ mới.

4. CHĂM SÓC CÂY
Khoảng 10 - 15 ngày sau khi trồng tiến hành treo cây bằng dây hoặc treo lên giàn
5.1 TỈA CHỒI
• Loại bỏ tất cả các chồi dưới chạng 3 của cây. 
• Khuyến cáo để 2 thân chính/cây, tỉa tất cả các chồi phụ còn lại. 
• Mắt một tỉa để 1 lá ở thân chính và tỉa hết chồi bên. Đối với những chồi bên ở mắt tiếp theo giữ một lá ở thân chính và 2 lá ở thân phụ (tỉa bỏ phần chồi phụ).

5.2 TỈA QUẢ
• Về cơ bản trái bị tỉa bỏ là những trái bị sâu, dị dạng và số lượng trái trên cây quá nhiều, thường một mắt sẽ để một trái. 
• Việc tỉa trái cần được tiến hành một cách thường xuyên từ khi bắt đầu đậu trái đến lúc thu hoạch và được thực hiện xuyên suốt trong mùa vụ.

5. SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP & GIẢI PHÁP
BỆNH NẤM PHẤN TRẮNG
TRIỆU CHỨNG Bệnh xuất hiện xuất hiện phá hoại ngay từ thời kỳ cây con. Ban đầu xuất hiện những đốm trắng (không bị giới hạn bởi gân lá) ở mặt dưới của lá già trước, sau đó lan nhiều ra những lá khác, các lá bệnh chuyển từ xanh sang lá vàng và dễ rụng.
NGUYÊN NHÂN Gây ra bởi nấm: Leveillula taurica. Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, lây từ tàn dư thực vật, các vườn lân cận.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá bị bệnh thu gom đem tiêu hủy, thoát nước tốt, trồng mật độ hợp lý, chọn giống kháng bệnh, dọn sạch tàn dư thực vật. Có thể dùng một số loại thuốc BVTV để phun phòng trừ bệnh hại theo khuyến cáo

BỆNH THÁN THƯ 
TRIỆU CHỨNG 
• Vết bệnh hình tròn, hoặc bầu dục, có màu vàng nâu. 
• Khi bệnh nặng các vết bệnh mở rộng, tuy nhiên vẫn duy trì hình tròn, xung quanh vết bệnh xuất hiện các vòng tròn đồng tâm có màu vàng nâu, màu cam hoặc màu đen

NGUYÊN NHÂN Gây ra bởi tổ hợp nấm Colletotrichum spp
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
 • Dọn sạch cỏ dại, tàn dư thực vật trước, trong và sau quá trình trồng 
• Luân canh với các loại cây trồng 
• Áp dụng biên pháp IPM

5. SÂU BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP & GIẢI PHÁP
LỞ CỔ RỄ
TRIỆU CHỨNG Thân cây có sẫm màu hoặc màu trắng, thân bị teo lại, cây con bị đổ, chết 
NGUYÊN NHÂN Do nấm: Rhizoctonia solani,Pythium spp, Fusarium oxysporum
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ 
• Lên giá thể thông thoáng, hệ thống thoát nước tốt 
• Áp dụng biện pháp IPM

BỌ PHẤN GÂY HẠI 
TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Con trưởng thành thường đậu ở mặt dưới của lá. Những chỗ có bọ phấn gây hại thường phủ một lớp bụi màu trắng.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Vệ sinh đồng ruộng, phát quang quanh khu vực trồng, áp dụng phương pháp IPM.

RỆP GÂY HẠI 
TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Rầy mềm tập trung ở mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho cây có các vết thâm đen trên lá và còi cọc. 
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Vệ sinh đồng ruộng, phát quang quanh khu vực trồng, áp dụng biện pháp IPM.

BỌ TRĨ GÂY HẠI 
TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Triệu chứng gây hại thường làm cho bề mặt lá bị co lại, có vết sẹo nhỏ không đều trên bề mặt lá. Ngoài ra, bọ trĩ làm cho trái sau khi đậu bị dị dạng, có các vết sẹo nhỏ trên bề mặt của trái.
 BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
 • Vệ sinh đồng ruộng, phát quang quanh khu vực trồng.
 • Sử dụng thiên địch.
 • Áp dụng biện pháp IPM

NHỆN ĐỎ GÂY HẠI 
TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Nhện đỏ gây hại chủ yếu ở phần lá gần ngọn của cây và có xu hướng di chuyển lên những lá phía trên. Lá bị nhện gây hại bị mất diệp lục, nhện nằm ở mặt dưới của lá và phát triển mật độ nhanh khi nhiệt độ lên cao, thời tiết khô. 
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Vệ sinh đồng ruộng, phát quang quanh khu vực trồng, áp dụng biện pháp IPM

NHỆN TRẮNG GÂY HẠI 
TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Nhện trắng thường gây hại trực tiếp vào chồi non, lá non. Trên ớt ngọt bị nhện trắng gây hại, chồi non chậm phát triển, lá co và nhăn lại, lá nhỏ, màu lá nhạt hơn bình thường. 
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Vệ sinh đồng ruộng, phát quang quanh khu vực trồng. Áp dụng biện pháp IPM.

SÂU BƯỚM 
TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Sâu thường cắn phá các lá non và chồi của cây ớt tạo thành các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lá, hoặc trái. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
 • Dọn vệ sinh trước, trong và sau mỗi vụ mùa để hạn chế mầm bệnh. 
• Sử dụng thiên địch.
 • Áp dụng biện pháp IPM

6. RỐI LOẠN SINH LÝ THỐI ĐÍT TRÁI 
NGUYÊN NHÂN Thiếu Canxi 
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 
• Cung cấp đủ nước.
 • Tùy thuộc vào thời tiết để đưa ra chương trình tưới phù hợp với nhu cầu của cây.

THUI QUẢ HOẶC ĐẬU QUẢ KÉM 
NGUYÊN NHÂN Thiếu ánh sáng, thiếu nước và không đủ chất dinh dưỡng 
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 
• Đưa ra chương trình tưới và dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của cây. 
• Tăng độ thông thoáng của nhà màng, tỉa chồi và trái đúng cách.

7. THU HOẠCH SẢN PHẨM 
• Sản phẩm trên vườn đã đạt yêu cầu về trọng lượng và chất lượng của khách hang. 
• Nên thu hoạch vào buổi sáng sớm để đảm bảo sự tươi mới của sản phẩm và thời gian bảo quản sau thu hoạch tốt hơn. 
• Ớt chuông có thể được đóng gói bằng nhiều cách khác nhau

LƯU Ý: Hướng dẫn này được tính toán dựa trên kinh nghiệm thực tế của Rijk Zwaan. Để thực hiện, cần có các kiến thức kĩ thuật liên quan và các vật tư đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. 
Kết quả áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như trình độ kỹ thuật và thời tiết...Do đó, HGTG sẽ không chịu trách nhiệm về kết quả khi người dùng áp dụng chương trình phân này
100% ĐẢM BẢO HÀI LÒNG
  • hat giong ot ngu sac chum 30cm f1 tg113

    Hạt Giống Ớt Ngũ Sắc Chùm 30cm F1 TG113

    Phân nhánh ngang rất mạnh, nhỏ gọn 20 - 25 cm và đồng đều cao, thích hợp trồng chậu và ban công, bìa vườn; Nổi hẳn trên lá xanh là từng chùm 4-6 quả chuyển màu từ tím lavender sang vàng nhạt, vàng và cam sáng trên cùng 1 cây; tương tự bộ màu trứng Phục Si
  • hat giong ot kieng tg351 cam

    Hạt Giống Ớt Kiểng TG351 Cam

    Trái chín xanh sang cam; kích cỡ 3 x 1cm; cây thấp lùn hợp với vô chậu; ớt cay, ăn được;
  • hat giong ot kieng tg351 do

    Hạt Giống Ớt Kiểng TG351 Đỏ

    Trái chín xanh sang đỏ; kích cỡ 3 x 1cm; cây thấp lùn hợp với vô chậu; ớt cay, ăn được;
  • hat giong ot kieng tg351 vang

    Hạt Giống Ớt Kiểng TG351 Vàng

    Trái chín xanh sang vàng; kích cỡ 3 x 1cm; cây thấp lùn hợp với vô chậu; ớt cay, ăn được;
  • hat giong ot kieng tg350 vang

    Hạt Giống Ớt Kiểng TG350 Vàng

    Chín từ xanh sang vàng; Trái dạng tam giác; cây thấp lùn hợp với vô chậu; ớt cay, ăn được;
  • hat giong ot kieng chi thien tron tg366

    Hạt Giống Ớt Kiểng Chỉ Thiên Tròn TG366

    Cây thấp tầm 40cm; sinh trưởng khỏe, cho trái chùm chỉ thiên màu đỏ tròn, cay;
  • hat giong ot ngu sac kiep do den tg216

    Hạt Giống Ớt Ngũ Sắc Kiếp Đỏ Đen TG216

    Mang tính trang trí rất cao, quả oval bắt đầu với màu tím, chuyển sang cam nhạt, cam đậm, đỏ. Ớt cay, ăn được, với độ cay scoville 35k - 65k khi quả mới hình thành và không chỉ cay nhẹ nhàng khi quả chín đỏ. Cây lùn nhỏ gọn chỉ 15cm khi trồng trong chậu d
  • hat giong ot ngu sac chi thien tg220

    Hạt Giống Ớt Ngũ Sắc Chỉ Thiên TG220

    Rất sai quả ớt ăn được, rất cay, chín từ kem chuyển sang vàng, cam, đỏ và tím. Cây nhỏ gọn khoảng 20cm, rộng 30cm. Hãy dùng đất giàu mùn hữu cơ và bón phân hằng tuần. Ớt ngọt sống khỏe ở đất thoát nước tốt, giàu hữu cơ, ở pH 6.5. Nên bón nhiều photpho
  • hat giong ot kieng chi thien tg365

    Hạt Giống Ớt Kiểng Chỉ Thiên TG365

    Cây ngắn tầm 40cm; sinh trưởng khỏe, cho trái chùm chỉ thiên màu đỏ; Trái ngắn 4cm, cay;
Chat ngay
Email