Đã cập nhật Giỏ Hàng thành công!!!
hat giong cu ngo tay parsley

Hạt Giống Củ Ngò Tây Parsley

Sớm cho củ, 170 ngày từ gieo; chịu đựng bệnh Sương Mai tốt; kháng mạnh bệnh thối rễ ngay cả trong đất nặng; củ lớn nhanh, sáng, bóng và mượt; rau xanh phía trên ăn được; Trữ lâu và hợp với nhiều mục đích như phơi khô; 
Xem thêm

Mã sản phẩm: Pet141-| B24

2358:

  Gói Số lượng Giá T.Trạng
5Gr 1000 Hạt - + 75.000đ Còn
25Gr 5000 Hạt - + 210.000đ Còn
100Gr 20k Hạt - + 530.000đ Còn
Thông tin về Hạt Giống Củ Ngò Tây Parsley
Sớm cho củ, 170 ngày từ gieo; chịu đựng bệnh Sương Mai tốt; kháng mạnh bệnh thối rễ ngay cả trong đất nặng; củ lớn nhanh, sáng, bóng và mượt; rau xanh phía trên ăn được; Trữ lâu và hợp với nhiều mục đích như phơi khô; 


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÀ RỐT
1. THỜI VỤ
 Có thể trồng cà rốt từ tháng 7 đến tháng 2 năm sau.
- Vụ sớm: Gieo tháng 7 - 8, thu hoạch vào tháng 10 - 11.
 - Chính vụ: Gieo tháng 9 - 10, thu hoạch tháng 12 - tháng 1 năm sau.
 - Vụ muộn: Gieo tháng 1 - 2, thu hoạch tháng 4 - 5.

 2. ĐẤT
 - Cà rốt ưa các loại đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp. Chọn đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha, đất bãi phù sa ven sông để trồng là tốt nhất.
 - Xử lý đất trước khi gieo hạt: Trước khi gieo hạt từ 2-3 ngày, cần xử lý đất bằng cách rải thuốc trừ sâu Diazan 10H hoặc Regent... và phun thuốc trừ bệnh Validacin, Anvil hoặc Tilt super... để diệt trừ côn trùng cắn phá rễ, thân (sùng trắng, sâu xám, sâu khoang) và các loại nấm gây thối rễ, củ.
 - Đất trồng cà rốt cần làm kỹ, nhặt cỏ, lên luống rộng 1,0 - 1,2 m; cao 30 - 40 cm, rãnh rộng 20 - 30 cm.

3. GIEO HẠT
 - Cà rốt để liền chân (không trồng cây con, mà gieo hạt rồi chăm sóc cây cho đến khi thu hoạch), gieo vãi hạt trên mặt luống với lượng khoảng 100 g/sào Bắc Bộ (tương đương 2,8 - 3,2 kg/ha).
- Do hạt cà rốt có vỏ và lông cứng, khó thấm nước nên cần phải xử lý hạt giống và ủ thúc trước khi gieo. Cho hạt giống vào túi vải, vò kỹ cho gãy hết lông cứng. Sau đó, trộn hạt giống với đất mùn tỷ lệ 1/1, tưới nước giữ ẩm trong 2 - 3 ngày thì đem gieo, hạt sẽ mọc đều.
 - Gieo hạt xong, rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều luống và tưới ẩm.
 - Để dễ chăm sóc, nên gieo thành hàng ngang luống với khoảng cách 20 cm, khi cây mọc đều tỉa bớt cây xấu, kết hợp xới vun và nhặt cỏ cho cây.

 4. BÓN PHÂN
- Lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2) như sau: 300-500 kg phân hữu cơ ủ hoai mục + 15-20 kg lân supe + 20 kg đạm urê + 30 kg Kali.
 - Phương pháp bón: Để cây cà rốt tập trung dinh dưỡng phát triển củ được tốt, không phát triển thân lá quá mức, nông dân nên tập trung bón lót là chủ yếu (50 - 60% lượng phân vô cơ của cả vụ) và không nên bón thúc làm nhiều lần.
 + Bón lót: bón toàn bộ lượng phân hữu cơ và phân Lân + 10-12 kg phân Đạm urê + 16-18 kg Kali. Sau khi lên luống, rải phân đều trên mặt ruộng, trộn đảo kỹ và lấp một lớp đất mỏng lên trên trước khi gieo hạt.
 + Bón thúc lần 1: sau khi tỉa định cây, bón 6-8 kg urê + 4-5 kg Kali.
 + Bón thúc lần 2: khi cây cà rốt bắt đầu phát triển củ (khoảng 60 - 65 ngày sau gieo), bón 2-3 kg urê + 6-8 kg Kali.

 5. CHĂM SÓC
 Tưới nước: Sau khi gieo, mỗi ngày tưới 1 lần vào sáng sớm để cà rốt mọc đều. Khi cây cà rốt đã mọc, cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm (2-3 ngày tưới 1 lần tuỳ thời vụ và loại đất); đặc biệt là giai đoạn hình thành củ, cây cà rốt cần được cung cấp đủ nước cho sự sinh trưởng và phát triển của củ. Cần sử dụng nước sạch để tưới. Nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan, có thể tưới nước từ các sông, ao, hồ không bị ô nhiễm.
 Tỉa cây: Khi cây mọc cao 5-7cm, tiến hành tỉa lần 1, nhổ bớt những cây xấu mọc chen chúc, chỉ giữ lại khoảng cách cây cách nhau 5-7cm là vừa.
 Xới xáo và vun luống: Cà rốt rất cần đất tơi xốp để phát triển củ. Vì vậy, một vụ cà rốt cần xới xáo và vun luống tối thiểu 2 lần kết hợp với bón phân thúc.

 + Lần 1: Sau khi tỉa định cây, làm cỏ, xới xáo và vun nhẹ nhằm giúp cây ăn sâu xuống hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển của củ.
 + Lần 2: Khi cây cà rốt bắt đầu phát triển củ, dùng cuốc vét đất ở rãnh luống phủ lên mặt luống sao cho lấp kín củ giúp cho củ không bị xanh đầu do bị tiếp xúc với ánh sáng.

 6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
 Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh kịp thời để phòng trừ. Áp dụng biện pháp IPM và phòng bệnh là chính. Khi mật độ sâu vượt ngưỡng giới hạn cho phép, ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học (nhóm thảo mộc và nhóm vi sinh). Chỉ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép và tuân thủ hướng dẫn trên bao bì.
 Cần theo dõi và phòng trừ sâu vẽ bùa, sâu xám, sâu khoang, rệp...; bệnh lở cổ rễ, thối gốc mốc sương, thối khô củ (do nấm), thối ướt thân, củ (do vi khuẩn)...

 7. THU HOẠCH
 Khi các lá dưới chuyển màu vàng, các lá non ngừng sinh trưởng, vai củ tròn đều thì cần thu hoạch ngay để đạt chất lượng cao.
Thu hoạch vào những ngày khô nắng. Nhổ củ, làm sạch đất, rửa bằng nước sạch và cắt bớt phần lá, chỉ để lại đoạn cuống dài 15-20 cm.
 
100% ĐẢM BẢO HÀI LÒNG
  • hat giong hanh huong  allium fistulosusm

    Hạt Giống Hành Hương (Allium fistulosusm)

    Khoẻ, dọc tăm, dọc màu xanh đậm, cao 30 - 40 cm. Mùi thơm mạnh, Trồng quanh năm
  • hat giong tia to dat   bac ha chanh melissa  melissa officinalis

    Hạt Giống Tía Tô Đất - Bạc Hà Chanh Melissa (Melissa officinalis)

    Nồng nàn hương chanh, lá tươi dùng làm trà rất sảng khoái và trong món salad. Giống cây lâu năm sinh trưởng rất mạnh. Người Châu Âu hay bó chung với hoa cắm để tỏa hương chanh khắp phòng. Tía tô đất (danh pháp khoa học: Melissa officinalis) thuộc họ bạc
  • hat giong catnip   co meo  nepeta cataria

    Hạt Giống Catnip / Cỏ Mèo (Nepeta cataria)

    Chứa nhiều nepetalactone làm mèo mê dại, có tác dụng đuổi muỗi và gây hưng phấn cho mèo và mèo rất thích quây quần xung quanh, lăn qua lại và thậm chí phát tiếng gừ gừ như say rượu, nghiên cứu chỉ ra khoảng 70% số mèo phản ứng với Catnip. Cây còn được sử
  • hat giong co ngot stevia  stevia rebaudiana

    Hạt Giống Cỏ Ngọt Stevia (Stevia rebaudiana)

    HẠT RẤT MẢNH, CẦN LÓT 2 LỚP GIẤY VỆ SINH RỒI PHỦ HẠT RẤT MỎNG; TƯỚI GIỮ ẨM 3 LẦN/NGÀY. Ngọt hơn đường 200 - 300 lần, thay thế được cho đường. Dùng khô hay tươi để cho vào thức ăn hay đồ uống. Cây mọc thành bụi và cao sản.
  • hat giong kinh gioi  elsholtzia cristata

    Hạt Giống Kinh Giới (Elsholtzia cristata)

    Giống chịu nhiệt, trồng vụ mát; bản lá to, đẻ lá nhiều.
  • hat giong hung bac ha au   hung lui au  mentha arvensis

    Hạt Giống Húng Bạc Hà Âu - Húng Lũi Âu (Mentha arvensis)

    Sinh trưởng phát triển mạnh.
  • hat giong co xa huong thyme

    Hạt Giống Cỏ Xạ Hương Thyme

    Không thể thiếu trong những món cá, súp Chowder, xúc xích, thịt và gia cầm. Ngoài việc được dùng đặt dưới giường để tránh ác mộng, Cỏ Xạ Hương phổ biến trong các nghi thức cổ đại để lên tinh thần cho các chiến binh, là niềm yêu thích của người La Mã và
  • hat giong cam thao  glycyrrhiza glabra

    Hạt Giống Cam Thảo (Glycyrrhiza Glabra)

    DÙNG LÁ NHÁM CHÀ BỤNG HẠT, NGÂM NƯỚC 24H RỒI Ủ. Trồng chủ yếu để lấy rễ và rễ cây dùng để tạo ra chiết xuất cam thảo. Chiết xuất này sau đó được sử dụng để làm hương liệu cho kẹo, và một vài loại thực phẩm, đồ uống khác.
  • hat giong hung thom trang   rau e trang   rau gia vi

    Hạt Giống Húng Thơm Trắng | Rau É Trắng | Rau Gia Vị

    Cây cao khoảng 50cm, thân, lá có màu xanh lục nhạt, có lông, mép lá có răng cưa, có mùi thơm giữa mùi chanh và sả.
Chat ngay
Email